Nếu bạn là một người yêu thích thể thao hay đã từng xem thể thao trực tiếp trên tivi thì có thể cũng đã từng nghe đến “Doping”. Tuy nhiên, hiện nay không phải ai cũng nắm rõ được Doping là gì? Và nguyên nhân vì sao trong tất cả các bộ môn thể thao hiện nay luôn cấm các vận động viên (VĐV) khi sử dụng doping trong thi đấu. Điều này sẽ được lý giải chi tiết trong bài viết sau. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu Doping là gì?
Doping là gì? Tên tiếng Anh của chất kích thích này chính là Dope. Thuật ngữ này đã lần đầu tiên được đưa vào từ điển tiếng Anh vào năm 1889, và nó cũng đã được định nghĩa là “hỗn hợp các chất dạng thuốc phiện để đua ngựa.”
Chất kích thích này trong y học ban đầu được dùng để chỉ các loại thuốc có thể kích thích hệ thần kinh của con người. Nó sẽ làm cho con người hưng phấn và cải thiện tình trạng chức năng của họ.

Doping là gì trong thể thao?
Trong 1 thời gian sau, Doping trong thể thao đã được đề cập đến như các loại thuốc có thể hoạt động trên các chức năng của con người. Khi đó nó giúp các vận động viên cải thiện thành tích, nó còn được gọi là thuốc bị cấm.
Khi đó các loại thuốc này được các vận động viên sử dụng để cải thiện thành tích chsinh là thuốc kích thích – chất kích thích. Mặc dù lúc này các loại thuốc khác sau đó cũng đã bị cấm không phải tất cả đều có tác dụng kích thích (chẳng hạn như các loại thuốc lợi tiểu), và một số thuốc khác thậm chí còn ức chế,…
Tuy nhiên các loại thuốc quốc tế bị cấm vẫn quen với danh hiệu là doping. Vì vậy, doping khi đó không còn đơn thuần là dùng để chỉ các loại thuốc có tác dụng kích thích mà khi đó nó thực chất là một thuật ngữ chung để chỉ các loại thuốc cấm.
Có thể thấy các loại chất kích thích khác nhau thì sẽ có những chức năng khác nhau. Do vậy một số có thể ức chế và giảm đau, khi đó có thể nâng cao sự tự tin của vận động viên. Một số thuốc có tác dụng tăng nhịp tim, lưu lượng máu cơ, thông khí phổi.
Vì vậy nó cải thiện chức năng của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp và tăng cường chuyển hóa năng lượng. Một số thuốc khác có thể tăng khối lượng cơ và sức mạnh giúp tăng cường độ và thời gian luyện tập, do đó tăng tốc độ và sức bền,…
Việc cấm doping trong thể thao có mục đích gì?
Hiện nay mục tiêu của việc cấm sử dụng doping trong thể thao là để duy trì những giá trị vốn có của thể thao. Nghĩa là duy trì cốt lõi của tinh thần Olympic. Khi đó có thể thấy việc sử dụng các loại thuốc có chứa doping hay các hành vi doping khác về cơ bản là trái với tinh thần thể thao.

Làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của các vận động viên
Khi các vận động viên sử dụng chất kích thích thì sẽ gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Có 1 số trường hợp gây ra tác hại là suốt đời và không thể cứu vãn được. Và có thể nhiều thiệt hại sẽ chỉ rõ ràng sau một vài năm.
Hiện nay khoa học đã chứng minh rằng khi sử dụng chất kích thích có thể là nguyên nhân gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của các vận động viên. Có thể thấy 1 số hậu quả như sau:
- Các vận động viên có thể bị lệ thuộc vào thuốc.
- Các loại chất này có thể làm hay đổi tính cách 1 khá nghiêm trọng.
- Nó có thể gây ra chức năng bất thường của các tế bào và cơ quan.
- Gây ra 1 số phản ứng dị ứng hay tổn hại đến khả năng miễn dịch.
- Nó có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng khác nhau (như bệnh viêm gan và AIDS).
- Nó là suy giảm 1 số chức năng sinh sản ( như liệt dương và vô sinh) hay thậm chí thay đổi giới tính.
Tinh thần cạnh tranh thể thao không công bằng
Có thể thấy, nguyên tắc cơ bản trong thể thao chính là cạnh tranh công bằng. Đây chínhlà điều kiện tiên quyết cơ bản để thi đấu thể thao. Nếu có hành vi sử dụng doping sẽ không đúng nhau vậy là đã che giấu trình độ thực sự của vận động viên. Điều này gây cạnh tranh không lành mạnh, sẽ vi phạm mục đích cơ bản của thể thao, hủy hoại cơ bản sự phát triển của thể thao.
Phá hoại các nguyên tắc cơ bản của huấn luyện thể thao
Khi sử dụng các chất kích thích sẽ phá hoại nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của huấn luyện thể thao thi đấu. Hiện nay khoa học huấn luyện thể thao thi đấu sẽ có quy luật riêng. Tuy nhiên khi lạm dụng thuốc khi đó sẽ làm cho người ta bỏ qua việc nghiên cứu và nắm vững các quy tắc huấn luyện, khi đó có thể dẫn đến sai lệch trong nhìn nhận và thực hành.
Kiểm tra Doping nghĩa là gì?
Có thể thấy, bắt đầu từ Thế vận hội năm 1964, khi đó Ủy ban Olympic thế giới đã có những quy định bắt buộc tiến hành kiểm tra Doping cho các VĐV tham dự Đại hội. Việc kiểm tra Doping này chính là do tổ chức thể thao các cấp cử nhân viên kiểm tra chuyên môn đối với VĐV vào các thời điểm trước và sau khi thi đấu (thậm chí trường hợp cả ngày thường) để xác định xem VĐV này có dùng các chất hoặc các phương pháp nằm trong danh mục bị cấm hay không.
Trên thế giới hiện nay, việc kiểm tra Doping có hai hình thức lấy mẫu. Đầu tiên là kiểm tra mẫu nước tiểu và thứ hai là kiểm tra mẫu máu. Đối với môn thi đấu có kỷ lục, những người phá kỷ lục trên thế giới, kỷ lục của châu lục, kỷ lục trên toàn quốc hoặc kỷ lục của đại hội thể thao đều cần phải tiến hành nhận kiểm tra.
Hiện nay cơ quan kiểm tra Doping và đại diện y học của các Liên đoàn thể thao có thể căn cứ theo tình hình xuất hiện trong quá trình thi đấu, cũng như nghi ngờ VĐV nào đó dùng Doping hoặc đối với những thành tích nâng cao khác thường. Nếu trường hợp có người tố giác dùng Doping hoặc các tình hình đặc biệt khác, thì khi đó sau khi thi đấu lập tức chỉ định VĐV đó kiểm tra ngay.
Nếu trong ngày thường, cơ quan kiểm tra sẽ chọn một số VĐV nổi tiếng để tiến hành kiểm tra ngoài thi đấu.

Doping hiện nay có trong thực phẩm nào?
Doping là gì? Có trong thực phẩm nào? Thủ thuật sử dụng Doping hiện nay của các VĐV có thể thấy ngày càng tinh vi hơn. Khi đó cùng với đó các loại thuốc Doping cũng được điều chế khá khéo léo để từ đó tránh bị phát hiện bởi các xét nghiệm thông thường.
Tuy nhiên, thực tế cũng có những trường hợp vô tình các vận động viên sử dụng phải thực phẩm có chứa Doping. Chẳng hạn như năm 2010, VĐV Hoàng Anh Tuấn, đây là người từng người từng giành Huy chương Bạc tại Olympic 2008 hạng 58kg.
Khi đó đã bị phát hiện dương tính với chất Oxilofrine tại giải vô địch thế giới. Đây cũng chính là một chất nằm trong danh mục bị cấm của Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF), và khi đó Hoàng Anh Tuấn chỉ vô tình nạp Oxilofrine vào người sau một lần uống nước đóng chai tại Trung Quốc.
Khi bàn về vấn đề này, ông Trần Đức Phấn – người đã từng giữ vị trí Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT cho biết những chất tạo nạc hiện nay có trong thịt lợn là mối nguy Doping tiềm tàng với các VĐV.
Cụ thể ông nói: “Chất tạo nạc hiện nay thuộc danh sách doping bởi trong chúng làm gia tăng sự phát triển của mô cơ, và nó hạn chế sự phát triển của mô mỡ, gây kích thích tim… Thịt lợn hiện nay có chất tạo nạc không chỉ có ở nước ta mà còn được đưa sang từ nước Trung Quốc. Bởi vậy, hiện naychúng tôi yêu cầu các VĐV phải hết sức cẩn trọng, không thì dính Doping như chơi”.
Lời Kết
Như vậy trên đây là những thông tin liên quan đến Doping là gì? Cũng như Doping trong thể thao thế nào mà bạn quan tâm. Nếu hiện nay bạn là một vận động viên thì những điều này cần phải hiểu rõ để tránh tương lai thi đấu bị hủy hoại nhé.